Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Hiện nay ô nhiễm nguồn nước đang là chủ đề nóng tại Việt Nam đặc biệt là các khu đô thị và công nghiệp. Ở các vùng đô thị lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở xả trực tiếp ra ngoài môi trường. Ở các vùng nông thôn lượng thuốc trừ sâu không ngừng gia tăng. Ô nhiễm hóa chất hoặc các chất lạ gây tác hại xấu tới sức con người. Ngoài ra còn ảnh hưởng hệ sinh thái tồn tại và phát triển của động vật và thực vật. Dưới đây là những nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam phổ biến. Hãy cùng DKsmart tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Bài viết liên quan >>>>>
- Quả lọc nước thô và cách lắp đặt các quả lọc nước RO
- Chi tiết quy trình xử lý nước thải y tế tiêu chuẩn
- Tác hại nước thải và công đoạn xử lý nước thải khu dân cư
Tóm Tắt Danh Mục
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam thường xảy ra khi các chất độc hại xâm nhập vào các nguồn nước. Có thể kể đến như: ao hồ, kênh rạch, sông suối, biển… các chất này hòa tan trong nước. Một số chất gây ô nhiễm nặng như: Phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp thực phẩm, chì, thủy ngân, kim loại nặng.
Tại thời điểm hiện nay không ít người dân Hà Nội còn lo lắng sau vụ nước cấp nhà máy sông Đà nhiễm dầu. Lượng Styren vượt ngưỡng mức cho phép 1,3-3,65 gây ảnh hưởng nặng đến cơ thể con người.
Trước đó năm 2008 thảm họa xả nước thải ra sông Đồng Nai do nhà máy Vedan khiến tôm chết hết. Vấn nạn ô nhiễm môi trường luôn trăn trở lo lắng đối với người dân tại đó. Đặc biệt đó là nguồn nước phục vụ sinh hoạt của người dân tại nơi đó. Đây không khác gì một thảm họa không chỉ sông đồng nai mà còn 1 số các con sông khác.
Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Theo thông tin từ các chuyên gia môi trường thì có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Ở bài viết này DK-SMART sẽ liệt kê ra những nguyên nhân thường gặp và phổ biến
Do các nhà máy sản xuất công nghiệp
Nước thải và các rác thải từ nhà máy công nghiệp phần lớn xả trực tiếp ra ao hồ sông suối chưa qua xử lý. Vì vậy đây chính là nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước ngọt điển hình nhất.
Nước thải công nghiệp có nhiều các chất độc hại như: Cl-, Na+, K+, (SO4)2-, (P04)3… Và vô số các hợp chất kim loại nặng có tính độc tố cao như : Hg, As, Sb, Cr, F… Chúng hòa tan trong nước khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất có hại cơ thể.
Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam còn do ý thức của các công ty nhà máy. Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ thầu, chủ đầu tư, tổ chức còn hạn chế. Chỉ chú trọng tới lợi ích kinh tế mà xem nhẹ các vấn đề môi trường là ảnh hưởng đến nguồn nước.
Do sản xuất nông nghiệp
Nguyên nhân gây Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam thường bắt nguồn từ nông nghiệp. Bởi vì nước ta là nước nông nghiệp nên sẽ có lượng lớn phân nước tiểu, thức ăn không qua xử lý. Chúng được thải trực tiếp ra bên ngoài làm ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường dễ nhận thấy nhất
Ngoài ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp việc lạm dụng thuốc hóa học chất trừ sâu, diệt cỏ. Nếu sử dụng liều lượng quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến tác hại nặng nề.
Thậm chí người dân còn sử dụng những loại thuốc hóa học bị cấm như: Monitor, Ethiodol. Đây là điều vô cùng độc hại cho môi trường nước và cả người sử dụng, khi sử dụng nên sử dụng đồ bảo hộ.
Ý thức người dân xả chất thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình khu dân cư, trường học bệnh viện… được xả trực tiếp ra môi trường. Chúng đều chưa được xử lý an toàn, những chất có chứa hàm lượng độc tố khá cao. Các chất ion gây ô nhiễm như :Cl-, Na+, K+, (SO4)2-, (P04)3 và một số chất dễ phân hủy.
Mức xả thải càng lớn thì việc ô nhiễm càng càng nghiêm trọng. Ngoài ra nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường còn do yếu tố tự nhiên như lũ lụt , giông tố, thủy triều…
Ô nhiễm nguồn nước do những nguyên nhân gì?
Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe đời sống con người động thực vật. Mà nó còn kéo cả nền kinh tế ngày càng sụt giảm
Đối với con người
Sử dụng nguồn nước ô nhiễm lâu ngày sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tả , các bệnh lý về da. Nguy hiểm hơn còn khiến chúng ta bị ngộ độc mắc các bệnh ung thư dị tật bẩm sinh…
Các chất ô nhiễm từ nước thải dẫn đến các bệnh truyền nhiễm các loài thủy sinh trên cạn thông qua nguồn nước. Ngoài ra các hạt sunfat từ mưa axit có thể gây hại cho sức khỏe con người dẫn đến tử vong.
Các chất lơ lửng trong nước làm giảm chất lượng nguồn nước ngọt cho con người và môi trường. Các hạt đá làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước làm dám đoạn sự phát triển của thực vật. Đây là nguyên dẫn đến tuổi thọ và sức khỏe của con người giảm, năng suất làm việc không cao.
Đối với kinh tế
Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam làm suy giảm nền kinh tế nặng. Sức khỏe con người giảm sụt khóe theo năng suất làm việc thấp. Làm mất thẩm mỹ mỹ quan đô thị khi lượng rác thải bốc mùi hôi thố. Đây là tác nhân kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế xã hội
Đối với thực vật và động vật
Không chỉ ảnh hưởng các loài động thực vật dưới nước. Mà ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng tới đời sống thực vật trên cạn. Sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng hoa màu. Từ đó khiến chúng bị còi cọc không phát triển. Mức độ ô nhiễm nguồn nước ở Việt hiện nay khá cao làm thực vật chết đồng loạt và đất đai trở nên cằn cỗi.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Có rất nhiều biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước mà chúng ta có. Chỉ cần tất cả mọi người chung tay là vấn đề ô nhiễm sẽ được cải thiện.
Xử lý nước thải công nghiệp
Tất cả các ngành sản xuất công nghiệp nên đảm bảo việc xử lý nước thải tốt. Nên có một cơ sở xử lý nước thải được thiết kế và hoạt động ổn định. Có thể ngăn ngừa ô nhiễm nước bằng cách làm mát xử lý và loại bỏ các thành phần độc hại có trong chất thải
Xử lý chất thải sinh hoạt đúng cách
Cần có một quy trình làm sạch kĩ thuật tiên tiến. Một số nước phát triển có nhà máy xử lý chất thải loại bỏ mầm bệnh. Bảo trì và thay thế các cơ sở hạ tầng xử lý nước thải bị rò rỉ và bị lỗi. Cần đảm bảo xử lý các bể tự hoại gia đình tại chỗ trước khi vào đất.
Cải cách nông nghiệp xanh
Người nông dân có thể đưa vào thực hành các kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng. Từ đó hạn chế các chất độc hại dư thừa ngấm vào nước làm giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tác nhân nước trừ sâu và thuốc diệt cỏ có thể quản lý bằng cách xây dựng các kĩ thuật dịch hại. Kiểm soát các dịch hại sinh học sâu bệnh và giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu cho nông nghiệp
Luật pháp nhà nước
Luật chống Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam cũng được thiết lập các biện pháp hạn chế hậu quả. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ở việt nam nặng như: nước thải công nghiệp và rác thải được kiểm soát. Những luật này được hướng đến các thị trường ngành công nghiệp trường học bệnh viện địa phương.
Ý thức người dân và chiến dịch giáo dục
Biện pháp khắc phục ô nhiễm tốt nhất mà không cần tốn chi phí đó là ý thức người dân. Người dân không vứt rác thải xả thải bừa bãi ra môi trường. Tự khác Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam được giảm từ đó có nguồn nước an toàn đảm bảo sinh hoạt.
Có rất nhiều cách giáo dục hậu quả mọi mặt trên mọi phương diện truyền thông. Các cá nhân và tổ chức nhận thức được sự nguy hiểm của ô nhiễm đến sức khỏe của người thân gia đình bạn bè và xã hội. Thông qua các chiến dịch vận động để tạo ảnh hưởng trên quy mô lớn.
Sử dụng máy lọc nước
Để khắc phục hậu quả việc Ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đơn giản nhất. Mọi người lựa chọn giải pháp là sử dụng hệ thống lọc nước RO hoặc mỗi gia đình nên sử dụng riêng 1 chiếc máy lọc nước cho gia đình. Có thể nói máy lọc nước là biện pháp tiết kiệm chi phí lẫn thời gian nhất. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch của gia đình với số lượng ổn định. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy lọc nước đa dạng mẫu mã công nghệ thiết kế cho người dùng thoải mái lựa chọn.