Xử lý nước nhiễm sắt và khử sắt trong nước giếng khoan tốt nhất
Xử lý nước nhiễm sắt như thế nào cho hiệu quả nhất. Tác hại của việc nguồn nước ngầm bị nhiễm sắt như thế nào? Nguyên nhân của việc nước bị nhiễm sắt là do đâu. Làm thế nào để có thể khử sắt trong nước giếng khoan tốt nhất. Nước là nguồn tài nguyên quý giá và xuất hiện như nguồn năng lượng không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên bản thân trong nước nó mang rất nhiều tạp chất. Có chứa rất nhiều phù du và tạp chất hóa chất kim loại khác nhau.
Bài viết liên quan >>>>>
- Cấu tạo bể lọc nước giếng khoan gia đình
- Cách làm hệ thống lọc nước giếng khoan
- Hướng dẫn cách lọc nước bằng cát
Sắt là kim loại điển hình có trong nước đặc biệt là nước giếng khoan. Hãy cùng DkSmart tìm hiểu về nguồn nước nhiễm sắt cũng như tác hại của nó như thế nào. Và hướng dẫn cách khử sắt trong nước giếng khoan đơn giản.
Tóm Tắt Danh Mục
Nước nhiễm sắt là gì?
Nước nhiễm sắt là tình trạng sắt hòa tan trong nước. Hòa tan dưới dạng sắt 2+ làm cho nước có màu vàng và mùi tanh khó chịu. Nếm thử sẽ thấy có vị chua, khi giặt quần áo sẽ bị ố vàng, và test thử với chè đặc sẽ bị đổi màu. Có thể là màu đen hoặc màu tím đen.
Nguyên nhân của việc nước nhiễm sắt là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước nhiễm sắt. Đối với mạch nước ngầm thì nguyên nhân là do các công trình khai thác khoáng sản, nước thải trong quá trình khai thác sẽ ngấm vào mạch nước ngầm quanh đó. Và không được xử lý đúng cách có thể gây ra tình trạng ngấm chất ô nhiễm trong có có sắt.
Ngoài ra việc nước nhiễm sắt còn bắt nguồn từ việc vứt rác thải bừa bãi. Và rác thải chưa được xử lý, lâu ngày có những trận mưa, các chất bẩn từ rác thải chảy ra và ngấm vào đất. Và 1 phần còn lại thì theo nước mưa chảy ra ao hồ sông suối. Lâu ngày dẫn đến việc nguồn nước bị nhiễm sắt có thể là nhiễm rất nặng. Và đây được đánh là là những nguyên nhân gây ô nhiễm sắt trong nguồn nước ngầm nhiều nhất.
Nhận biết việc nguồn nước bị nhiễm sắt như thế nào?
Sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người sử dụng. Nếu như thường xuyên phải sử dụng và sinh hoạt với nguồn nước bị nhiễm sắt. Vậy làm thế nào để nhận biết được nguồn nước mình đang sử dụng có nhiễm kim loại sắt hay không. Ta có những cách nhận biết đơn giản như sau
Nhận biết qua mùi vị
Nước nhiễm kim loại sắt sẽ có mùi vị rất tanh và khó chịu. Khi bạn bơm hoặc lấy nước từ trong giếng ra mà chưa qua xử lý lọc nước. Bạn đưa lên ngửi sẽ thấy mùi tanh nồng nặc của sắt Fe 2+ hòa tan trong nước.
Nhận biết qua màu sắc
Nước trong bể chứa khi vừa bơm lên sẽ có công thức hóa học là sắt 2 ( Fe 2+). Sau 1 thời gian sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) và kết tủa tạo nên màu nâu đỏ và làm nước bị đục. Mắt thường sẽ nhìn thấy và đánh giá đó là màu vàng.
Nhận biết qua vật dụng
Nguồn nước bị nhiễm kim loại sắt sau thời gian sử dụng quần áo sẽ bị ố vàng. Các vật dụng chứa nước sẽ chuyển sang màu nâu đỏ. Nếu như vật dụng bằng kim loại mà tiếp xúc với nước lâu ngày sẽ bị rỉ và bong tróc.
Nhận biết qua đồ ăn và đồ uống
Nguồn nước bị nhiễm kim loại sắt nếu sử dụng nước để nấu đồ ăn sẽ có mùi vị khác lạ. Cơm nấu bằng loại nước này sẽ có màu xám và mùi vị ngang khó ăn. Hơn nữa loại nước này mặc dù đã đun lên và đem pha trà thì nước trà sẽ bị đổi màu.
Tác hại của nước nhiễm sắt như thế nào?
- Tác hại của nước nhiễm sắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Bởi thành phần sắt trong nước uống cũng là một trong những chất ô nhiễm thứ cấp theo EPA. Và mang theo 1 vi khuẩn ăn sắt.
- Nếu nguồn nước giếng khoan nhiễm sắt cao, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bởi cơ thể sử dụng nguồn nước lâu ngày sẽ dẫn đến việc cơ thể thừa sắt. Tác hại nước nhiễm sắt là gây nên việc thừa sắt trong cơ thể có thể dẫn đến việc đột biến gen do tiêu hóa vì hấp thụ quá nhiều nguồn nước nhiễm phèn sắt.
- Ngoài ra, khi sử dụng nguồn nước nhiễm sắt lâu ngày còn có nguy cơ mắc bệnh về tiểu đường, về dạ dày. Đặc biệt là trên da, da mặt sẽ xuất hiện nhiều tế bào chết hơn so với bình thường. Và xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn khi tiếp xúc với nước nhiễm phèn sắt. Vì vậy cần có biện pháp để xử lý nguồn nước bị nhiễm sắt, và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
- Các đồ vật dụng để chứa nước sử dụng lâu ngày. Sẽ dẫn đến việc các đường ống nước trong gia đình bị tắc nghẽn.
Hướng dẫn cách xử lý nước nhiễm sắt đơn giản
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm kim loại sắt nặng hay nhẹ. Ta có từng phương pháp khử sắt trong nước giếng khoan khác nhau. Dưới đây là một vài cách xử lý nước nhiễm sắt đơn giản bạn nên tham khảo.
Xây dựng hệ thống bể lọc nước giếng khoan
Sử dụng hệ thống bể lọc nước giếng khoan, để có thể xử lý nước ngầm bị nhiễm sắt. Bạn tiến hành xây bể xi măng cát gồm 3 ngăn. Ngăn lắng, ngăn lọc, ngăn chứa. Đối với ngăn lắng tiến hành xây dựng giàn mưa khử sắt. Băng các đoạn ống có đục lỗ hoặc vòi hoa sen bằng nhựa có bán sẵn trên thị trường. Đây là cách xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại các hộ gia đình. Xem thêm ⇒ chi tiết về hệ thống lọc nước giếng khoan.
Sử dụng phương pháp làm thoáng
Sử dụng nguồn nước bị nhiễm sắt bằng cách làm thoáng. Thực chất phương pháp này này là làm thoáng và làm giàu oxy cho nước. Tạo điều kiện để Fe2+ oxy hóa thành Fe3+, tiến hành quá trình thủy phân. Để tạo thành hợp chất ít tan Fe(OH)3 và sau đó dùng bể lọc để giữ lại. Nói 1 cách đơn giản đây là phương pháp xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt gần giống với phương pháp xây bể xi măng cát. Nhưng nguồn nước lấy trực tiếp từ giếng khoan lên ta không qua ngăn lắng bằng cách sử dụng giàn mưa khử sắt. Thay vào đó là ta sử dụng hệ thống bể để lắng và phơi nước.
Xử lý nước nhiễm sắt bằng vôi
Để có thể xử lý nước nhiễm sắt bằng vôi ta tiến hành như sau. Cho vôi vào nước, như vậy độ PH của nước tăng lên ở điều kiện giàu ion OH-. Các ion Fe2+ thủy phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và 1 phần được lắng xuống. Để có thể thế chỗ oxy hóa khử làm giảm Fe(OH)2/Fe(OH)3 xuống. Và tạo điều kiện cho sắt 2 chuyển hóa thành sắt 3. Sắt 3 sau đó kết tụ thành bông cặn, lắng trong bể lắng và tách ra khỏi nước.
Phương pháp xử lý nước nhiễm sắt bằng vôi này có thể áp dụng cho các nhà máy nước và bề mặt nước ngầm. Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống này chính là sử dụng thiết bị pha chế cồng kềnh và quản lý khá phức tạp.
Phương pháp xử lý nước nhiễm sắt bằng vôi này thường không đứng độc lập. Mà chúng sẽ kết hợp với các quá trình làm ổn định nước hoặc làm mềm nước. Bởi các oxy hòa tan và không hòa tan.
Dưới dạng 2 phản ứng hóa học như sau
- 4Fe(HCO3)2 + O2 + 2H2O + 4Ca(OH)2 → 4Fe(OH)3 ↓ + 4Ca(HCO3)2
- Fe(HCO3)2 + Ca(OH)2 → Fe CO3 + CaCO3 + 2H2O
Với phản ứng hóa học 1 là phản ứng có oxy hòa toàn. Và đối với phản ứng 2 là phản ứng không hòa tan. Tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp này cần chi phí rất cao và nhiều nhân lực. Phương pháp này không được khuyến khích áp dụng để sử dụng khử sắt trong nước giếng khoan gia đình.
Xử lý nước nhiễm sắt bằng tro bếp
Xử lý nước nhiễm sắt bằng tro bếp khá đơn giản. Bởi các nguyên liệu để xử lý nước ngầm bị nhiễm sắt này rất dễ tìm. Đặc biệt là tro bếp, là rác thoải sinh hoạt thân thiện với môi trường. Hơn nữa phương pháp này có thể sử dụng với quy mô hộ gia đình. Cách xử lý như sau: Đưa tro bếp vào mẫu nước với liều lượng vừa đủ. Từ 5 – 10 g/l để lắng trong vòng 15p. Sau đó các phản ứng hóa học sẽ xảy ra và hợp chất sắt không tan sẽ bị loại bỏ trong quá trình lọc.
Xử lý nguồn nước bị nhiễm sắt bằng hóa chất
Ngoài các phương pháp thủ công ở trên. Ta còn có 1 phương pháp khử sắt trong nước bằng các chất oxy hóa mạnh như: Cl2, KMnO4, O3.
Các phản ứng diễn ra theo 2 phản ứng hóa học sau.
- 2Fe2+ + Cl2 + 6H2O → 2Fe(OH)3 ↓ + 2Cl- + 6H+
- 3Fe2+ + KMnO4 + 7H2O → 3Fe(OH)3 ↓ + MnO2 + K+ + 5H+
Sử dụng 2 phản ứng hóa học này để oxy hóa được 1mg Fe2+ cần tới 0.64mg Cl2 hoặc 0.94mg KMnO4. Tuy nhiên lúc này độ kiềm của nước đã giảm đi 0.018meq/l
Trên đây là các phương pháp xử lý nước nhiễm sắt được sử dụng phổ biến hiện nay. Ngoài ra chúng ta còn phương pháp xử lý nước nhiễm sắt bằng công nghệ lọc ngược. Tuy nhiên hệ thống này là hoàn toàn do máy móc xử lý. DK- Smart chuyên cung cấp các hệ thống xử lý lọc nước RO – DI. Nên Quý khách muốn tìm hiểu sâu hơn về cách khử sắt trong nước giếng khoan. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc để lại thông tin trên page. Chúng tôi sẽ liên hệ lại và giúp bạn tư vấn cụ thể hơn nhé.