[TRẢ LỜI] Vì sao phải tiết kiệm nước? Vai trò của nước trong đời sống
Vì sao phải tiết kiệm nước? Nước giữ vai trò duy trì sự sinh sống của con người và tất cả các loài động thực vật trên trái đất. Khi môi trường ngày càng ô nhiễm, Trái đất ngày càng nóng lên. Cùng với đó nguồn nước ngày càng khan hiếm và cạn kiệt.
Không tiết kiệm nước chính là đang huỷ hoại chính cuộc sống của chúng ta. Cùng tìm hiểu vai trò của nước và lý do phải tiết kiệm nước chúng DK Smart ngay nhé.
Tóm Tắt Danh Mục
Vai trò to lớn của Nước với vạn vật
Chúng ta đều biết rằng nước đóng vai trò hết sức quan trọng để tạo nên sự sống. Nếu không có nước sẽ chẳng có bất kỳ một sự sống nào cả.
Hàng ngày chúng ta được tiếp xúc với nước, sử dụng nước vào nhiều mục đích khác nhau. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết được tâm quan trọng cũng như vai trò của nước.
Nước đóng vai trò quan trọng đối với Trái Đất
Để vạn vật có thể tồn tại trên Trái đất thì nước đóng vai trò là yếu tố quyết định. Đồng thời nước còn giữ trách nhiệm điều hoà nhiệt độ cho Trái đất để hoạt động ổn định; và duy trì sự sống.
+ Nước là chất lỏng có nhiệt dung riêng khoảng 4.200J/kg. Đồng nghĩa để đun nóng 1kg nước lên 1 độ thì cần phải cung cấp 4.200J.
+ Năng lượng mặt trời chiếu đến Trái đất là rất rất lớn nhưng nhiệt độ luôn được duy trì ổn định. Chính là nhờ vào lượng nước có trên bề mặt Trái đất.
Nước đối với cơ thể con người
Trong cơ thể con người nước đóng vai trò là dung môi cho mọi phản ứng hoá học. Giúp vận chuyển nguyên tố dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể….
Cơ thể mất đi 2% lượng nước khả năng làm việc sẽ giảm đi 20%. Nếu mất đi 10% lượng nước cơ thể sẽ tự đầu độc; và sẽ không thể tồn tại nếu mất đi 21% lượng nước. Bởi vậy chúng ta có thể nhịn ăn 2 tháng nhưng không thể nhịn uống 3 – 4 ngày.
Cần phải tiết kiệm nước cho cuộc sống thường ngày
Mọi sinh hoạt hàng ngày của chúng ta đều gắn liền với nước. Từ ăn uống, tắm giặt, vệ sinh, tưới cây, chăn nuôi… Nếu như một ngày không có nước sạch để dùng, hay phải chia nhau từng chút. Thì cuộc sống sẽ ra sao nhỉ?
Trả lời câu hỏi: Vì sao phải tiết kiệm nước?
Chúng ta nghĩ rằng trên trên Trái đất nước chiếm tới ¾ diện tích. Nên cứ vô tư xài thoải mái mà không cần phải lo lắng điều gì. Nhưng nếu ai nghĩ như vậy thì hoàn toàn sai và chưa hiểu gì.
Đúng diện tích nước chiếm ¾ diện tích Trái đất nhưng 97% trong số đó là nước mặn tại các đại dương. Loại nước đó chúng ta không thể sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống được. Bởi vậy chỉ có rất ít nước ngọt dành cho chúng ta sử dụng.
Trong khi đó tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng và đáng báo động. Mà những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm phải kể đến:
- Nước thải từ các nhà máy sản xuất, xí nghiệp, khu công nghiệp
- Rác thải sinh hoạt do con người xả ra môi trường bừa bãi
- Do sử dụng các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp
- Rác thải y tế từ các bệnh viện
Bởi vậy nước ngọt đã quý hiếm nay lại còn bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài. Điều đó càng khiến cho nguồn nước ngày một trở nên khan hiếm.
Sử dụng tiết kiệm nước cũng chính là cách để chúng ta bảo vệ nguồn nước ngọt. Bảo vệ điều kiện sống, điều kiện tồn tại tối thiểu của con người.
Các biện pháp sử dụng tiết kiệm nước bạn cần phải biết
Theo dự báo đến khoảng năm 2050 sẽ có khoảng 70% dân số thế giới phải đối mặt với nạn thiếu nước. Kéo theo đó là các hệ quả về chất lượng cuộc sống và lương thực. Bởi vậy ngay từ bây giờ hãy sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch chúng ta có ngay nhé.
- Chỉ lấy đủ lượng nước cần sử dụng và tắt vòi nước khi không dùng
- Tận dụng tối đa nguồn nước: bằng việc lấy nước rửa rau để tưới cây. Hay hứng nước mưa để lau nhà, rửa bát, giặt quần áo…
- Sử dụng các thiết bị phòng tắm, nhà vệ sinh tiết kiệm nước
- Kiểm tra và khắc phục khi có hiện tượng rò rỉ.
- Không xả thải, vứt rác bừa bãi ra kênh rạch
- Tuyên truyền kêu gọi mọi người cùng chung tay hành động.
Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã biết vai trò to lớn của nước đối với sự sống. Và tại sao cần phải tiết kiệm nước? Tiết kiệm nước để trong tương lai gần con người không phải đối mặt với tình trạng thiếu nước. Không phải đối mặt với dịch bệnh và thiếu thốn lương thực.