Tháp oxy hóa cao tải là gì cấu tạo như thế nào?

Ngày : 19/07/2021

Tháp oxy hóa là một thành phần thiết yếu trong  hệ thống xử lý nước nhiễm sắt. Nhưng khái niệm Tháp oxy hóa là gì? Công dụng của tháp trong hệ thống lọc nước là gì? Thì còn khá mơ hồ và lạ lẫm với nhiều người. Trong bài viết này DK Smart sẽ giúp bạn hiểu rõ về Tháp oxy hóa là gì và công dụng của nó nhé.

Tháp oxy hóa là gì?

Nếu tìm kiếm trên google từ khóa tháp oxy hóa, thap oxy hoa là gì? Bạn sẽ thấy có rất nhiều kết quả được trả về. Và khái niệm chính xác nhất về tháp oxy hóa là một thiết bị trong dây chuyền xử lý nước. Tháp sử dụng với mục đích là oxy hóa các kim loại nặng có trong nước. Và đưa chúng lên các hợp chất có số oxy hóa cao, nhằm tạo thành các hạt keo tụ hoặc các chất không tan. Sau đó loại bỏ chúng ra khỏi nước bằng các modul tiếp theo trong dây chuyền xử lý nước. Các modul tiếp theo gồm có: bể lọc xốp, bể lắng, bình lọc áp lực… Việc kết hợp các Modul còn tùy thuộc vào sơ đồ công nghệ của từng hệ thống.

tháp oxy hóa

Tháp oxy hóa cao tải là gì?

Tháp cao tải hay còn gọi là tháp làm thoáng cao tải, nó cũng chính là Tháp oxy hóa. Sử dụng với  mục đích là oxy hóa các kim loại nặng có chứa trong nước nhờ vào quá trình hóa lý. Khác với tháp oxy hóa bình thường là quá trình hóa lý này diễn ra một cách tự nhiên. Không cần tác động bởi hóa chất mà bản thân tháp cao tải nó cũng tự có thể thúc đẩy quá trình oxy hóa nước cần xử lý.

tháp oxy hóa cao tải

Cấu tạo tháp oxy hóa

Để dễ hình dung chúng ta sẽ tìm hiểu cấu tạo tháp oxy hóa thành 2 phần. Đó là phần bên trong và phần bên ngoài của tháp.

Cấu tạo bên ngoài tháp oxy hóa

– Tháp có hình trụ tròn, gồm các phần: thân tháp, đáy tháp, các cửa thu khí và các cửa vệ sinh. 

Tháp oxy hóa được chế tạo bằng inox 304, 316,.. có độ bền rất cao

– Chiều cao của tháp tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng để tính toán tháp làm thoáng cao tải phù hợp.

Cấu tạo bên trong tháp oxy hóa

cấu tạo tháp oxy hóa

Về cơ bản thì cấu tạo tháp cao tải bên trong  gồm có:

  • Đáy tháp chứa nước sau oxy hóa
  • Thân tháp tạo không gian oxy hóa
  • Càng sàn tung nước
  • Càng côn thu nước tập trung
  • Phễu phân phối nước
  • Cửa vệ sinh sàng tung
  • Cửa hút không khí giàu oxy đi vào trong tháp để oxy hóa nước cần xử lý. 

Nguyên lý hoạt động của tháp oxy hóa là gì?

Nguyên lý hoạt động của tháp cao tải

tháp oxy hóa cao tải gia đình

Tháp sử dụng nguyên lý bảo toàn áp suất dòng. Có nghĩa tổng áp suất tĩnh và áp suất động của một dòng chảy đi trong ống sẽ là không đổi. Nghĩa là khi nước mới được phun vào trong thân tháp với áp suất cao thì nước cũng có áp suất động cao. Khi đó áp suất tĩnh của nước trong thân tháp giảm. Kéo theo áp suất tĩnh của cột không khí trong thân tháp cũng bị giảm.

Từ nguyên nhân này gây ra chêch lệch áp suất giữa không khí ở ngoài và không khí ở trong thân tháp. Chêch áp suất này sẽ tạo động lực để hút không khí giàu oxy đi qua các cửa hút khí và đi vào tháp. Để hòa trộn và oxy hóa nước có trong thân tháp. Nó cũng khá giống với hiện tường và nguyên lý của bơm tuy-e trong trường hợp này.

Quá trình oxy hóa diễn ra trong tháp cao tải

Khi lấy không khí vào bên trong tháp chứa nước quá trình oxy sẽ diễn ra. Không khí giúp oxy hóa rất nhiều chất tan có chứa trong nước. Điểm hình là:

  • Oxy hóa kim loại sắt Fe2+ —> Fe3+
  • Oxy hóa kim loại mangan Mn2+ —-> Mn4+

 Mục đích sử dụng chính của tháp oxy hóa là oxy hóa các kim loại nặng trong nước đặc biệt là Fe. Với các trạng thái ion khác nhau của Fe sẽ có các tính chất hóa lý và vật lý khác nhau. Hợp chất có chứa Fe2+ rất dễ tan, không màu hoặc màu trắng xanh. Khi bị oxy hóa chuyển sang các hợp chất có chứa Fe3+ là  các hợp chất không tan như Fe(OH)3 có màu đỏ. Chúng sẽ bị lắng cặn ở đáy tháp và chúng ta dễ dàng loại bỏ chúng.

Quá trình oxy hóa từ sắt Fe2+ lên Fe3+ nhờ vào khí oxy rất nhiều. Nhu cầu oxy hóa học cao giúp quá trình phản ứng diễn ra nhanh hơn. Tăng khả năng phản ứng và tăng khả năng oxy hóa nước.

 Ứng dụng của tháp oxy hóa

nguyên lý hoạt động tháp cao tải

Nguyên lý hoạt động tháp cao tải

– Ứng dụng chính của tháp là để oxy hóa các hợp chất tan có trong nước. Nhằm loại bỏ các kim loại nặng có trong nước. 

– Ngoài ra chúng còn làm giảm khí Cacbonic có trong nước với mục đích làm tăng pH của nước cần xử lý

– Là một thành phần quan trọng trong dây chuyền xử lý nước giếng khoan, xử lý nước ngầm hiện nay. Do nước giếng khoan có chứa khá nhiều kim loại nặng cần được sử lý..

Bài viết liên quan

Hotline : 0983.304.121

error: Content is protected !!