Phèn chua có ăn được không? Các công dụng tuyệt vời của phèn chua đối với cuộc sống

Ngày : 30/10/2021

Trong cuộc sống chúng ta thường sử dụng phèn chua để làm trắng và giòn thực phẩm. Nó cũng có tác dụng trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ hàng ngày. Nhưng nhiều người nhầm tưởng và hỏi rằng: Phèn chua có ăn được không? Hãy cùng DK Smart đi tìm trả lời cho câu hỏi trên trong bài viết này nhé

Định nghĩa Phèn chua là gì?

phèn chua là gì

phèn chua là gì

Phèn chua là một loại muối sunfat kép của Kali và Nhôm; tên khoa học là Kali Alum; công thức hoá học là KAl(SO4)2. Với đặc điểm không màu hoặc màu trắng hay hơi đục với các tinh thể to nhỏ không đều. Phèn chua tan khá tốt trong nước nhưng không tan trong cồn. Đặc biệt khi nung nóng lên nó sẽ phồng xốp nhẹ và được gọi là khô phàn hoặc phàn phi.

Ngoài ra nó còn được gọi với các tên gọi khác như: Phèn nhôm, vũ trạch, nát thạch, bạch phàn, trấn phong thạch, khô phàn…

Phèn chua thường được tìm thấy ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử nước
+ KAl(SO4)2.12H2O
+ K2So4.Al2(SO4)3.24H2O

Trả lời câu hỏi: Phèn chua ăn được không?

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn thường sử dụng phèn chua để làm trắng và giòn thực phẩm. Hoặc sử dụng để khử mùi hôi thức ăn, giữ độ tươi cho trứng… Nhưng chúng ta luôn được khuyến cáo không được lạm dụng loại chất này. Chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ đảm bảo 1 tuần cơ thể chỉ dung nạp tối đa 1mg/kg. 

phèn chua có ăn được không

Vì nó là một loại muối chứa nhôm mà nhôm không có lợi cho cơ thể. Nó có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt cho hệ thần kinh như: Nhiễm độc hệ thần kinh, nôn ói, chóng mặt, tiêu chảy… Bởi vậy càng hạn chế sử dụng trong chế biến thực bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Nếu cần thiết phải sử dụng cần thực hiện nghiêm túc các quy định. Về giới hạn sử dụng để không gây ảnh hưởng đáng tiếc cho sức khỏe.

Phèn chua có giống đường phèn không?

Có lẽ khi nghe 2 cái tên này thì chúng ta thường nhầm tưởng chúng là một. Nhưng không nhé, chúng không liên quan và cũng không có đặc điểm nào giống nhau cả.

Như chúng ta đã biết phèn chua là một loại muối của Kali và Nhôm. Nếu sử dụng vượt mức cho phép nó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ chúng ta.

Còn đường phèn là một hợp chất hữu cơ được sản xuất từ cây mía, củ cải, cây thốt nốt. Đường phèn có công thức là C12H22O11 có chứa các nguyên tố giúp phân giải thành fructose và glucose. Đường phèn được sử dụng rất phổ biến trong pha chế đồ uống. Bởi nó cho vị ngọt thanh dễ chịu khi tan ở dạng lỏng.

Kết luận lại Phèn chua không nên ăn còn Đường phèn rất phù hợp cho nấu nướng.

Các công dụng của Phèn chua trong cuộc sống

Tuy phèn chua không nên sử dụng để ăn, nhưng nó có rất nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống. Như:

Tác dụng của phèn chua

Làm đẹp & chăm sóc sức khỏe

  • Trị mùi cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị mụn
  • Hỗ trợ trị nước ăn chân, hắc lào
  • Chữa cao huyết áp, viêm tai giữa, sốt rét

Nấu ăn và chế biến thực phẩm

  • Tạo độ giòn cho thực phẩm
  • Giữ cho trứng tươi lâu hơn
  • Khử mùi hôi cho thực phẩm 
  • Khử vị the, đắng của cùi bưởi

Ngành sản xuất công nghiệp

  • Ngành giấy: Giúp kết dính các sợi xenlulozo để giấy viết không bị nhoè
  • Ngành vải: Giúp giữ màu vải lâu và bền hơn
  • Ngành nước: Giúp khử mùi trong nước và giảm tình trạng nước bị ô nhiễm

Ứng dụng của phèn chua trong xử lý nước

Một công dụng đáng chú ý của hợp chất này là ứng dụng trong công nghệ lọc nước. Nó giúp lắng cặn các tạp chất gây màu đục và mùi tanh có trong nước. Các loại nước ở ao, kênh, sông suối hoặc nước máy khoan có màu vàng đục. Nếu không áp dụng các hệ thống lọc nước chuyên dụng mà chỉ sử dụng phương pháp đơn giản. Thì đó chính là dùng phèn chua để làm mất màu đục và mùi lạ có trong nước bằng cách sau.

Các bước xử lý nước bằng phèn chua

  • Sử dụng khoảng 1g phèn chua để xử lý cho 20 lít nước. 
  • Lấy 1 gáo nước để hoà tan 1g phèn chua khuấy đều sao cho phèn tan hết. 
  • Đổ gáo nước trên vào bình chứa 20 lít nước cần làm sạch và khuấy đều. 
  • Chờ khoảng 30 phút đề cho các cặn lắng hết xuống đáy và chúng ta lấy phần nước trong để sử dụng.

Đây là giải pháp tạm thời cho các trường hợp cấp bách như vùng bị: Hạn hán, lũ lụt, xâm ngập mặn… trong thời gian không quá dài. Phương pháp này không thể áp dụng lâu dài được nếu như nguồn nước luôn trong tình trạng vẩn đục và có mùi. Vì sử dụng phèn chua nhiều sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Bởi vậy với nơi có nguồn nước vẩn đục cần thiết lắp đặt và sử dụng hệ thống lọc nước chuyên dụng. Để cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt, cho cuộc sống hàng ngày. Với chất lượng nước đầu ra luôn tinh khiết không màu không mùi, tuyệt đối an toàn cho sức khỏe.

Trên đây là toàn bộ thông tin khái quát về phèn chua và câu trả lời cho câu hỏi “Phèn chua có ăn được không?”. Hi vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn các thông tin hữu ích, biết cách sử dụng sao cho có lợi nhất cho sức khỏe gia đình và bản thân nhé.

Bài viết liên quan

Hotline : 0983.304.121

error: Content is protected !!