Có thể nuôi cá bằng nước máy không?

Ngày : 04/11/2021

Nuôi cá cảnh là thú vui tao nhã của nhiều gia đình, đặc biệt ở thành phố. Bởi vậy có rất nhiều câu hỏi rằng có thể nuôi cá bằng nước máy không? Bởi cá cảnh sống được phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của môi trường nước. Trong khi tại các thành phố phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước máy của Thành phố. Cùng DK Smart đi tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết này nhé.

Chất lượng nguồn nước dành cho cá cảnh

Nước là môi trường sống của cá, bởi vậy chất lượng nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh tồn của cá. Đối với các loài cá cảnh chúng đều phải sống trong môi trường nước sạch. Không có mùi có màu và được thay thường xuyên, đúng quy trình. 

Bởi vậy đối với các nguồn nước từ giếng khoan hay từ nhà máy cấp nước. Cần phải được xử lý cho độ sạch đạt tiêu chuẩn thì cá mới có thể sống và phát triển.

Có thể nuôi cá bằng nước máy không?

Rất nhiều người ở thành phố hay những vùng thị xã sử dụng nước do các nhà máy cung cấp. Khi chơi cá cảnh câu hỏi đặt ra là cá cảnh có thể sống ở môi trường nước máy không. 

Xử lý nước máy nuôi cá cảnh

Xử lý nước máy nuôi cá cảnh

Câu trả lời là “CÓ” nhưng cần phải xử lý triệt để Clo có trong nước máy rồi mới tiến hành nuôi cá.  Trong trường hợp nếu không xử lý hết Clo thì tỷ lệ cá chết là rất cao có thể lên tới 95%.

Theo khái niệm thì nước máy được các công ty cung cấp xử lý cơ bản là sạch để sử dụng. Nhưng trong quá trình xử lý nước máy Clo là loại chất không thể thiếu để khử trùng nguồn nước. Đồng thời trong quá trình vận chuyển nước từ nhà máy tới các hộ gia đình, nước đi qua các đường ống dẫn. Có thể các đường ống dẫn bị hở, hoặc han rỉ khiến nguồn nước bị nhiễm các chất như: Clo, sắt, nitri…

Đây là các lý do mà chúng ta cần dự đoán trước để có biện pháp xử lý nguồn nước. Trước khi đem vào để nuôi cá nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Các yếu tố trong nước máy ảnh hưởng tới việc nuôi cá và cách xử lý

Cá và nước là 2 yếu tố không thể tách rời, cá sống không thể thiếu nước. Bởi vậy các yếu tố: chất lượng, màu sắc, mùi vị trong nước… sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của cá.

Dưới đây là các yếu tố trong nước gây ảnh hưởng tới cá mà chúng ta cần loại bỏ trước khi nuôi thả cá.

Ảnh hưởng của Clo trong nước máy khi nuôi cá

Nguồn nước máy lấy từ sông, suối, ao, hồ… bởi vậy quá trình khử trùng là rất cần thiết và phải có. Tuy nhiên nếu lượng Clo trong nước còn nhiều sẽ gây chết cá trong thời gian ngắn. Nếu lượng clo ít có thể khiến cá ốm, lờ đờ, đổi màu, dần yếu đi và chết. 

Loại bỏ Clo trước khi đưa vào nuôi thả cá bằng cách xả ra thùng hoặc chậu. Rồi để 2 – 3 ngày để clo bốc bay  hoặc sử dụng Thiosunfat sodium để khử trực tiếp. Sau đó mới cho vào bể nuôi cá cảnh.

Fluoride trong nước máy

Đây là một chất hoá học rất nguy hiểm, nó cũng sinh ra và tồn tại trong nước máy trong quá trình khử trùng. Loại chất này sẽ bay hết đi khi tiến hành đun sôi nước. Bởi vậy có thể loại bỏ chất này bằng cách sục khí, hoặc để nước phơi vài ngày.

Độ pH trong nước máy

Độ pH có trong nước ở mức lý tưởng để nuôi cá cảnh từ: hơi acid (pH=6) đến trung tính (pH=7) hoặc hơi kiềm (pH=8). Để kiểm tra chính xác độ pH chúng ta có thể sử dụng giấy quỳ tím hoặc bộ test pH. Thiết bị này có bán nhiều tại các cửa hàng bán cá cảnh và bể cá.

Nhiệt độ nước

Đối với từng loài cá thì chúng có thể thích nghi với từng mức nhiệt độ khác nhau. Với những loài cá đắt tiền và cần chăm sóc tỉ mỉ, nhiệt độ rất quan trọng. Cần tìm hiểu trước và chỉnh nhiệt độ sao cho hợp với chúng.

Xử lý Clo và Flouride trong nước bằng hệ thống lọc

Việc xả nước ra thau chậu hoặc sử dụng hoá chất để khử bỏ clo và Flour trong nước. Sẽ rất tốn thời gian, công sức và đặc biệt rất bận tiện trong nhiều trường hợp. Bởi vậy việc sử dụng một hệ thống lọc tổng cho nguồn nước máy gia đình. Sẽ giúp giải quyết được mọi vấn đề về nước trong các hộ gia đình. Đảm bảo chất lượng nguồn nước từ sinh hoạt, ăn uống đến nuôi cá kiểng. Mà không cần lo lắng hay bận tâm về chất lượng nguồn nước máy cấp đến.

Các điều cần lưu ý khi nuôi cá cảnh bằng nước máy

Để cá kiểng luôn hoạt bát, có sức khoẻ tốt và tuổi thọ cao. Chất lượng nước đầu vào để nuôi cá là điều quan trọng nhất. Đồng thời cũng phải làm tốt các công việc khác trong quá trình nuôi. Để đảm bảo cá kiểng có môi trường sống và các điều kiện sống tốt nhất.

Thay thế nước bể cá định kỳ và thường xuyên

Công việc này phụ thuộc vào từng gia đình, từng kích thước bể và từng mật độ cá khác nhau. Để có khoảng thời gian thay nước mới sao cho hợp lý nhất tránh để nước bị bẩn. Sẽ khiến cá bị bệnh từ việc nhiễm bẩn từ phân cá, thức ăn thừa, mùi hôi….

Xử lý nước máy trong bể cá

Bình xục oxi

Bình xục oxi

Cần sử dụng máy Ozone để tạo oxy cho nước đồng thời loại bỏ các mầm bệnh, virus. Ngoài ra chúng còn giúp loại bỏ các khí độc có trong nước như: NO2, H2S, NH3….

Khử trùng thức ăn trước khi cho vào bể

Đối với một số loại thức ăn như: bo bo, tép con… thì sau khi rửa sạch cần sục qua nước Ozone để tiêu diệt bớt mầm bệnh và mùi thức ăn. Nhằm đảm bảo nguồn thức ăn luôn sạch sẽ, giảm các bệnh tiêu hoá cho cá và thức ăn thừa trong bể không làm bẩn nước.

Trên đây là các thông tin khi nuôi cá bằng nước máy cần lưu ý và thực hiện. Hi vọng bài viết giúp bạn có thêm nhiều thông tin, kiến thức trong việc nuôi cá kiểng. Và biết xử lý và sử dụng nguồn nước và cá điều kiện khác sao cho đúng và hợp lý. Để tạo ra môi trường sống tốt nhất cho các loài cá kiểng sinh sống và phát triển lâu dài.

Bài viết liên quan

Hotline : 0983.304.121

error: Content is protected !!