Chỉ số cod và mối quan hệ của Cod và Bod

Ngày : 18/12/2020

Trong các quá trình xử lý nước thải, có rất nhiều các tiêu chuẩn xử lý đặt ra. Từ đó dựa và các chỉ số đó để tính toán mức độ ô nhiễm của nước thải. Một trong những chỉ số mà được ứng dụng rộng rãi nhất là COD BOD. Vậy chỉ số COD là cái gì, mối quan hệ của bod và cod là gì, chỉ số COD trong nước thải là như nào. Hãy cùng DK-SMART tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Bài viết liên quan >>>>

Chỉ số cod là gì

Chỉ số cod tên đầy đủ là Chemical Oxygen Demand là lượng oxy hóa học cần thiết để oxy hóa toàn bộ các hợp chất hóa học có trong nước. Các chất hóa học này bảo gồm cả chất hữu cơ, chất vô cơ, nước, CO2.

Trong xử lý nước thải Cod là chỉ số quan trọng được đánh giá hàng đầu mức độ ô nhiễm của chất thải. Cod ứng dụng trong việc xác định lượng chất ô nhiễm trong nước và nước thải. Ngoài ra, chỉ số Bod cũng là dữ liệu thông tin cung cấp chính xác mức độ ảnh hưởng của nguồn nước.

Mối quan hệ của chỉ số bod và cod là gì

  • Bod và Cod đều là phương pháp dùng oxy cần thiết để oxy hóa các hóa chất trong nước.
  • BOD oxy hóa sinh học được thực hiện bằng các quần thể sinh vật trong thời gian nhất định. Khoảng thời gian cả quá trình Bod là 20 ngày hoặc 5 ngày. Còn đối với chỉ số Cod sử dụng chất oxy hóa mạnh Kali dicromat hoặc Kali pemanganat. Cách chất này oxy hóa theo mẫu nước thải ở nhiệt độ thường trong môi trường axit mạnh.
  • Quá trình phản ứng oxy hóa có ưu điểm không bị nhiễm bởi các chất hoặc vật liệu độc hại. Thời gian tính toán và ra kết quả khoảng 2-3 tiếng. Còn BOD mất 5-7 ngày thậm chí có quá trình đến 20 ngày.
  • Phương pháp tính toán chỉ số COD được thực hiện hoàn trong phòng thí nghiệm bởi con người. Những mang lại kết quả chính xác và được sử dụng làm cơ sở. Nhằm xác định quá trình diễn ra trong tự nhiên nhu cầu oxy hóa trong nước thải.
  • Quá trình xác định BOD và COD hoạt động song song mang đến số liệu ước tính vật liệu hữu cơ.
  • Chất hữu cơ được phân hủy sinh học thì Cod thường gấp 1,3-1,5 lần Bod.
  • Chỉ số Cod gấp đôi Bod thì xác định một lượng chất hữu cơ trong mẫu không được phân hủy bởi sinh vật.
  • Nếu Cod thu được lượng thủy ngân cao hơn cho phép thì cần bảo quản mẫu như chất thải nguy hiểm.

Xác định chỉ số Cod trong phòng thí nghiệm

Định nghĩa phương pháp xác định chỉ số COD cho phép

Hầu hết toàn bộ chất hữu cơ có thể oxi hóa hoàn toàn thành CO2 và các oxi hóa mạnh như: Kali dicromat hoặc Kali permanganate trong điều kiện axit.

  • Cần dùng lượng oxy để phản ứng được xác định qua công thức sau:
  • CnHaObNc + (n +  –  – c) O2 a nCO2 + ( – c) H2O + cNH3
  • Sử dụng hỗn hợp Kali dicromat
  • Đây là tác nhân oxy hóa mạnh trong môi trường axit, độ axit đạt được tối ưu nhất khi thêm axit sunfuric.

Phương trình phản ứng như sau:

  • CnHaObNc = dCr2O72- + (8d + c) H+ à  H2O + cNH4+ + 2dCr3+
  • Sử dụng 0,25 N Kali dicromat để xác định chỉ số COD 
  • Sử dụng chất chỉ thị Ferroin
  • Dùng dung dịch 1.485g 1.10-phenanthroline monohydrate đổ vào  695mg dung dịch FeSO4.7H2O trong nước cất.
  • Dung dịch chuyển màu đỏ rồi pha loãng thành 100ml.

Đo lường lượng dư thừa

Mọi quá trình bắt buộc sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh Kali dicromat hoặc bất cứ loại tác nhân oxy khác.

Sau khi kết thúc quá trình phản ứng đo lường lượng Kali dicromat dư. Từ đó sẽ tính toán và xác định lượng CR3+ chính xác.

Để xác định được độ chính xác, Kali dicromat dư được phản ứng thêm FAS sắt ammonium sulfate. Đợi đến khi tất cả chất oxy hóa dư được giảm xuống CR3+

Có thể thêm chỉ thị oxy hóa ferron được thêm vào chuẩn hóa nồng độ

Khi tất cả tác nhân oxy hóa dư được giảm chỉ thị ferroin chuyển từ màu sang nâu đỏ. Lượng ammonium sulfate được thêm vào tương đương với lượng Kali dicromat dư ban đầu.

Lưu ý 

Chất chỉ thị ferroin từ đỏ tươi khi thêm vào Kali dicromat chuyển sang màu xanh lục.

Trong quá trình chất chỉ thị chuyển từ màu xanh lục sang xanh lam rồi với chuyển thành màu nâu đỏ.

Ferroin chuyển từ nâu sang xanh nhạt khi bị oxy hóa

Cod trong nước thải là gì

Để đo chỉ số Cod trong nước thải chúng ta sử dụng chất oxy hóa mạnh như Kali dicromat. Được phản ứng trong điều kiện axit hoặc có thể sử dụng chất thị như Ferroin. Tất cả các cách này sẽ xác định oxy tiêu thụ trong phân hủy chất hữu cơ. Đồng thời quan sát được các chất hữu cơ Amoniac và nitrat.

Ý nghĩa cod là gì

Dựa vào chỉ số COD cho phép tính lượng oxy cần thiết để xử lý nước thải. Nhờ tính toán COD mà người ta đưa ra các phương án xử lý nước thải phù hợp.Cod càng thấp càng dễ xử lý ngược lại COD và BOD càng cao càng khó xử lý. Đây là lúc cần sử dụng xử lý sinh học sẽ mang hiệu quả cao.

Cách giảm chỉ số cod 

Giảm nhu cầu oxy hóa hiệu quả với gốc Cod gốc hữu cơ bằng vi sinh. Quá trình được chia thành 2 giai đoạn xử lý hiếu khí và xử lý kỵ khí.

Xử lý hiếu khí

Đối với nước thải cần phải xử lý oxy hóa dưới 3000mg/l thì nên xử lý hiếu khí. Chỉ số Cod trong nước thải do vi sinh vật hiếu khí phân hủy chất hữu cơ. Đây là các vi sinh vật dị dưỡng dùng chất hữu cơ để ăn. Sau đó sẽ phân bào tạo ra các sinh vật mới tiếp tục dị dưỡng các chất hữu cơ.

Mấu chốt của phương pháp này là vi sinh vật nên việc bổ sung các vi sinh vật mạnh hơn là điều vô cùng quan trọng. Vi sinh vật hiếu khí của WWT của organica là loại được khuyên dùng.

Xử lý kỵ yếu

Sử dụng với nước thải có chỉ số COD cao trên 2000 mg/L. Đây là môi trường không oxy đặt trong các bể kỵ khí và phù hợp với nước thải có nhiều chất hữu cơ. Bổ xung vi sinh vật kỵ yếu ADT của Organica tăng hiệu suất quá trình kỵ yếu.

Bài viết liên quan

Hotline : 0983.304.121

error: Content is protected !!