Thủy đài là gì cùng tìm hiểu các thủy đài tại Việt Nam
Tính đến hiện tại thì đất nước chúng ta không còn sử dụng thủy đài. Nhưng nó vẫn tồn tại và hiện hữu như một di sản văn hóa của dân tộc. Các công trình xây dựng thác nước lớn tại Việt Nam. Được thực hiện bởi người Pháp và Mỹ vào thế kỷ 19 và 20. Hãy cùng DKSmart tìm hiểu xem thủy đài là gì và bề dài lịch sử, quy trình thiết kế, xây dựng, cách hoạt động của thủy đài nhé.
Tóm Tắt Danh Mục
Thủy đài là gì?
Thủy đài là bồn chứa nước được đặt trên cao. Với mục đích trữ nước mặt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tưới tiêu, chữa cháy…Chúng giống như những cây kẹo mút khổng lồ với nhiều hình dáng khác nhau. Nhưng đều có điểm chung là gồm 2 phần chính:
- Chân tháp cao
- Bồn chứa nước lớn
Thủy đài đã có từ rất lâu đời và xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Cho tới hiện tại chúng vẫn là những công trình có giá trị sử dụng lớn. Đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Tại nhiều quốc gia dù chúng trở thành di sản khi không còn sử dụng.
Thiết kế và xây dựng thủy đài
Để xây dựng tháp nước một loạt các vật liệu cần để sử dụng như:
- Sắt thép
- Bê tông
- Gạch
Hồ chứa nước trong tháp có thể có dạng hình cầu, hình xi lanh, hình trụ… Kích thước thủy đài chiều cao tối thiểu khoảng 6 mét và đường kính tối thiểu 4 mét. Một thủy đài chuẩn thường có chiều cao 40 mét (từ mặt đất đến đỉnh tháp). Có sức chứa trung bình 1,2 triệu lít nước.
Hoạt động của thủy đài
Chiều cao của tháp chính là cung cấp áp lực cho hệ thống lọc nước cấp nước.Hay chính là áp lực thủy tĩnh của độ cao nước. Mỗi độ cao của tháp sẽ tạo ra áp suất khác nhau. Với 1 mét chiều cao thì áp suất nước được tạo ra khoảng 1,4 PSI (1PSI = 0.07kg/cm2). Thông thường áp suất của mạng lưới thủy cục là khoảng 20 – 50 PSI.
Ngoài chiều cao để tạo ra áp lực cho hệ thống cấp nước, thì áp lực này có thể tăng lên bằng bơm. Nhưng nếu chỉ sử dụng một máy bơm để tăng thêm áp lực thì rất tốn kém. Bởi vậy để đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước trong giờ cao điểm. Cần có máy bơm có kích thước phù hợp.
Với các tháp xây dựng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Với mức hoạt động trung bình. Thì khi xảy ra họa hoạn các tháp này sẽ không thể đủ công suất để cung cấp. Bởi vậy với nhu cầu sử dụng nước lớn, phải xây dựng những thủy đài lớn hơn. Thủy đài sẽ được bơm tích trữ nước vào thời gian nhu cầu sử nước không cao.
Khám phá các Thủy đài tại Việt Nam (Tháp nước)
Tại Việt Nam các thủy đài được xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Tại các đô thị và do người Pháp quy hoạch và xây dựng.
Thủy đài Hàng Đậu – TP. Hà Nội
Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng vào năm 1894, nằm tại ngã 6 của các phố: Hàng Than, Hàng Giấy, Hàng Lược, Quán Thánh, Hàng Đậu và đường Phan Đình Phùng.
Tháp có bồn chứa nước khổng lồ với dung tích 1.250 m3 . Được đặt trên đỉnh 8 bức tường đá có khoảng cách đều như nan quạt. Chiều cao từ mặt đất lên đến đỉnh tháp là 25m. Phải chịu tải trọng lên tới 1.250 tấn đặt ở trên độ cao 21m nên tháp Hàng Đậu được xây dựng rất kiên cố. Với những bức tường đá xây theo kiểu vòng tròn. Bức tường ngoài cùng có đường kính dài tới 19m.
Nước trong tháp được lấy từ nhà máy nước ở Yên Phụ và Đồn Thủy. Độ cao của tháp tạo ra áp lực cho dòng nước và cấp tới các hệ thống đường ống dẫn. Ban đầu chủ yếu là tới những vòi nước máy công cộng. Sau dần vươn tới các công thự và nhà riêng.
Sau một thời gian dài, công nghệ tiên tiến phát triển. Việc cấp nước cho người dân ở Thành phố Hà Nội không còn nhờ tới Tháp nước Hàng Đậu nữa. Nhưng Tháp ở vị trí đắc địa nên đến nay vẫn đứng sừng sững ở đó. Như một nhân chứng già nua cho sự cổ xưa của Hà Nội.
Thủy đài TP. Phan Thiết
Tháp được khởi công xây dựng vào cuối năm 1928, hoàn thành vào đầu năm 1934. Do Hoàng thân Souphanouvong người Lào thiết kế và xây ngay bên tả ngạn sông Cà Ty.
Tháp nước Phan Thiết được xây dựng theo bởi chính quyền thực dân Pháp. Nhằm cung cấp nước sinh hoạt cho Tòa Công sứ Pháp và dân cư nội thị Phan Thiết. Ngày nay tháp không còn để cấp nước mà trở thành biểu tượng cho TP. Phan Thiết. Là di tích lịch sử của tỉnh Bình Thuận có treo quốc kỳ Việt Nam và cờ Đảng cộng sản trên đỉnh.
Thủy đài tại TP. Hồ Chí Minh
Sài Gòn là nơi được người Đức xây dựng nhiều thủy đài nhất. Có đến 8 Thủy đài tại Sài Gòn phân bố trên các tuyến phố gồm:
- Đường Lê Đại Hành – Quận 11
- Gần Trung tâm Văn hóa – Quận 5
- Hẻm 198 nguyễn Thái Sơn – Gò Vấp
- Nguyễn Văn Đậu – Bình Thạnh
- Hồ Văn Huê – Phú Nhuận
- Phạm Phú Thứ – Quận 6
- Ngã 4 Hoàng Diệu – Nguyễn Tất Thành – Quận 4
- Khuôn viên công ty cấp nước đường 3 Tháng 2
Những thủy đài này được xây dựng từ năm 1965 đến 1969 và nằm chung hệ thống. Chúng được đi công đồng loạt, nhằm ổn định nguồn nước cho khu vực ở xa nhà máy nước Thủ Đức.
Chúng cũng giống với những thủy đài mà người Pháp xây dựng. Nhưng chúng được đưa lên độ cao tới gần 30m. Nhưng khi xây dựng xong các thủy đài lại không vận hành được do bị rò rỉ. Công tác khắc phục được kéo dài đến năm 1975 chưa hoàn thành. Và chúng bị bỏ hoang đến tận ngày nay. Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về thủy đài. Và lịch sử xây dựng các thủy đài tại Việt Nam. Hi vọng bài viết mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức mới